Can thiệp đúng là một mô hình can thiệp lý tưởng trong đó có sự phối hợp của các nhà chuyên môn ở các lãnh vực “Tâm thần kinh - Tâm lý lâm sàng - Giáo dục đặc biệt” trong các hoạt động “Thăm khám - Đánh giá - Lập kế hoạch can thiệp - Lượng giá kế hoạch”
✅ Điều gì khiến cho mô hình can thiệp “Y khoa - Tâm lý lâm sàng - Giáo dục đặc biệt” lại là một mô hình lý tưởng trong công tác đánh giá và can thiệp cho các bé mắc phải các rối loạn tâm bệnh lý?
Một đứa trẻ phát triển bình thường dựa trên sự cân bằng phát triển của bộ ba “Thể chất - Tinh thần - Tình cảm” để tạo ra những sản phẩm của hoạt động “Nhận thức - Kỹ năng - Cảm xúc” cho trẻ, từ đó dẫn đến việc hình thành và phát triển một nhân cách lành mạnh.
Vì vậy khi bé mất đi sự cân đối của 1 trong các mặt kể trên sẽ ảnh hưởng lên các mặt còn lại, đồng thời gây ra nhiều rối loạn liên đới khác nhau đi kèm.
Chẳng hạn:
- Trẻ bị khuyết tật về môi, miệng, mắt...hay là gặp phải các bệnh bẩm sinh như tim, thần kinh...điều này sẽ làm cho 1 đứa trẻ có tâm lý sẽ khác biệt hơn rất nhiều so với các bé khác, tạo cho trẻ những tình cảm với người xung quanh, với cuộc sống thế giới bên ngoài cũng mang nhiều khác biệt...nó làm cho các hoạt động kỹ năng và nhận thức của trẻ chậm hơn so với các trẻ khác, làm trẻ trở nên tự ty và hình thành nhiều cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng sống của trẻ.
- Trẻ sinh ra bình thường về mặt sinh học cơ thể nhưng đời sống tâm lý trẻ không được tốt: bố mẹ ly di, gia đình hay tranh cãi trước mặt trẻ, khác biệt trong cách giáo dục con cái giữa các thành viên trong gia đình, hội chứng “con cưng” mà nhiều gia đình ngày nay hay mắc phải....tất cả sẽ làm cho trẻ hình thành những nhận thức lệch lạc, các hành vi lệch chuẩn, các kỹ năng hạn chế...đều làm cho trẻ rơi vào sự suy giảm phát triển và chất lượng sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng...
Do đó, một công tác đánh giá ban đầu cho 1 đứa trẻ gặp các rắc rối trong sự phát triển kể trên, chúng ta cần phải nhận diện ra đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân đi kèm...tạo ra vấn đề đó, từ đó mới có hướng can thiệp giúp trẻ vượt qua các khó khăn ban đầu...
Như vậy ta thấy mỗi 1 mặt khi đánh giá thật không đơn giản vì mỗi người được đào tạo khác nhau ở từng lãnh vực nên tôi cho rằng sẽ khó mà 1 người có thể bao quát toàn bộ các kiến thức cho tất cả những mặt kể trên...
Do đó mô hình “Y khoa - Tâm lý lâm sàng - Giáo dục đặc biệt” là một mô hình khắc phục các hạn chế trên đồng thời tăng thêm tính khách quan, hiệu quả vì sẽ tránh được tình trạng nhận định chủ quan của một người nào đó trong hệ thống...
Trong mô hình này ta thấy:
- Bác sĩ là người khám nhận định đánh giá các yếu tố bệnh lý về mặt sinh học của trẻ, đặc biệt là các hoạt động tâm thần kinh; mục đích để tìm hiểu, điều trị hoặc loại trừ các nguyên nhân thực thể gây ra tình trạng rối loạn hiện tại hoặc các rối loạn thực thể khác đi kèm của bé.
- Chuyên viên tâm lý lâm sàng sẽ đánh giá các vấn đề về tâm lý phát triển cũng như các yếu tố khó khăn trở ngại và thuận lợi thúc đẩy, tác động lên sự phát triển tâm lý trẻ. Đồng thời thiết lập các kế hoạch mục tiêu chung cũng như giám sát bảng kế hoạch đề ra cho việc can thiệp của trẻ về mặt tâm lý và giáo dục.
- Giáo viên giáo dục đặc biệt, người được đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật và phương pháp dạy trẻ có các vấn đề đặc biệt sẽ là người lập kế hoạch chi tiết để triển khai và trực tiếp thực hiện công việc can thiệp và dạy cho trẻ.
Như vậy ta thấy với mô hình này thì mỗi một nhân sự tham gia vào một vị trí và cùng với 2 vị trí còn lại sẽ cùng ghi nhận, đánh giá và hỗ trợ kịp thời qua lại lẫn nhau để nhằm hướng đến mục tiêu chung là giúp bé sớm vượt qua khó khăn ban đầu và nhanh chóng hoà nhập trở lại cùng cộng đồng.
Do đó ta thấy một mô hình can thiệp hiệu quả đòi hỏi các nhân sự phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu ở đúng chuyên ngành của mình trong mô hình can thiệp thì mới giúp trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình vượt khó và hoà nhập trở lại.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, ta thấy nhiều cơ sở can thiệp cũng như nhiều người tự nhận là chuyên viên hay chuyên gia can thiệp cho trẻ nhưng lại không hề được đào tạo đúng chuyên ngành can thiệp chứ chưa nói đến là đào tạo chuyên sâu....điều này đã làm cho rất nhiều trẻ mất đi cơ hội được can thiệp sớm dù chính gia đình trẻ đã phát hiện ra các vấn đề của trẻ từ rất sớm.
✅ Tại Trung tâm can thiệp và hoà nhập IPPKids chúng tôi đã và đang cố gắng xây dựng một mô hình can thiệp lý tưởng như trên với sự phối hợp của các:
- Bác sỹ Phòng khám Dr Nguyên
- Chuyên gia tâm lý lâm sàng và Giáo viên giáo dục đặc biệt của trung tâm IPPKids