Trầm cảm trẻ em

Trầm cảm trẻ em

Trong rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm ở trẻ em, các nhà bệnh học tâm thần thừa nhận rằng có một sự tương ứng giữa trầm cảm trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, do những yếu tố về khía cạnh phát triển, trầm cảm trẻ em cũng có những đặc điểm riêng nhất định. Những rối loạn trầm cảm là hiếm gặp trong thời kỳ trước tuổi đến trường, thường gặp hơn trong thời kỳ giữa thời trẻ và thường gặp nhất ở tuổi thanh thiếu niên. Tỷ lệ trầm cảm đặc trưng ở các lứa tuổi trẻ em như sau: tuổi trước đến trường: 1%; tuổi đến trường: 2-3%; tuổi thanh thiếu niên: 3-8%.

1. Đặc tính lâm sàng:

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và người lớn về cơ bản là giống nhau. Một số đặc tính khác liên quan đến khía cạnh phát triển thể hiện như sau:

Từ khi trẻ đến tuổi đi học, triệu chứng ngày càng giống ở người lớn hơn. Cảm xúc trầm cảm trở nên rõ ràng: tự chỉ trích mình hoặc ý nghĩ phạm tội. Sự thiếu động lực khiến trẻ giảm hứng thú tham gia các hoạt động xã hội hoặc hoạt động nhà trường. Trẻ có thể có hành vi chống đối và công kích, ảnh hưởng đến quan hệ với bạn bè cùng lứa và tới học tập.

Trẻ có thể biểu hiện sự giao động khí sắc rõ nét, cảm xúc trầm, thường kèm theo trốn học, hạnh kiểm xấu và thành tích học tập ngày càng kém.

2. Bệnh sinh

a. Theo lý thuyết gắn bó:

Theo lý thuyết gắn bó, có hai loại trầm cảm khác nhau:

-Trầm cảm phụ thuộc: Được đặc trưng bằng cảm giác về sự cô đơn và không nương tựa cũng như sợ bị ruồng bỏ và không được bảo vệ. Trẻ trầm cảm phụ thuộc thường

 

bám chặt vào những mối quan hệ với những người khác và không thỏa mãn khao khát được chăm sóc và nuôi dưỡng. Do đó, trẻ có khó khăn trong việc đương đầu với sự chia ly và mất mát và không thoải mái trong việc diễn tả tức giận vì sợ khiến người khác rời bỏ đi.

-Trầm cảm tự chỉ trích: Được đặc trưng bằng cảm giác không giá trị, thấp kém, thất bại và tội lỗi. Trẻ có tiêu chuẩn nội tâm cự kỳ cao, kết quả là tự xem xét và đánh giá mình rất kỹ lưỡng và khắt khe. Trẻ có sự sợ hãi mạn tính về sự không chấp nhận hoặc sự phê bình của người khác. Trẻ cũng lo ngại về mất sự quan tâm của người quan trọng khác. Trẻ hướng tới thành tích và đạt được sự hoàn hảo, do đó khiến trẻ tự đòi hỏi thái quá ở bản thân mình.

Blatt và Homann (1992) giả thiết rằng, hai loại trầm cảm mô tả trên là do các loại trải nghiệm gắn bó đặc biệt đã ảnh hưởng tới cá nhân từ thời kỳ sớm của trẻ. Chất lượng của những mối quan hệ của trẻ với những người chăm sóc trẻ dẫn đến sự phát triển mô hình làm việc nội tâm của trẻ và người khác, để lại cho trẻ dễ bị tổn thương trầm cảm. Cha mẹ không nhất quán liên quan đến mô hình gắn bó đối kháng hoặc hai chiều. Điều này thường đưa đến trầm cảm liên quan đến sự phụ thuộc, mất mát và sự ruồng bỏ. Đối với cha mẹ có sự kiểm soát thái quá, và thường bác bỏ trẻ, đưa đến mối quan hệ né tránh và thường dẫn đến sự tự chỉ trích và tự hạ thấp giá trị. Đó là do cảm giác tức giận về người chăm sóc đã được chuyển thành chống lại tự bản thân mình.

b.Theo lý thuyết nhận thức:

Những lý thuyết nhận thức trong trầm cảm ở người lớn tiếp tục được giải thích cho trẻ em. Đó là những lý thuyết tập trung vào bộ ba nhận thức, bao gồm sự đánh giá là vô giá trị, không tự lực được và sự tuyệt vọng.

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tự đánh giá thấp là điều dự đoán đặc hiệu cho trầm cảm.

Sự không tự lực được trong học tập của trẻ em chiều hướng sau này là hành vi không tự lực. Trẻ trải nghiệm lặp lại về việc không thể tự lực để hoàn thành công việc, nó đã học tập được sự không tự lực. Về mặt nhận thức, trẻ học được rằng sự cố gắng là vô ích, và niềm tin này đã làm suy giảm đi động cơ hoạt động.

Sự tuyệt vọng là hậu quả của sự qui kết nguyên nhân. Ba khía cạnh liên quan đến qui kết nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là: sự hướng vào bên trong (“đó là tại tôi”); sự kiên định (“tôi sẽ luôn luôn như vậy!”); và sự bao trùm (“mọi thứ về tôi đều theo cách thức này”). Điều này đóng vai trò quan trọng trong tuyệt vọng.

3. Điều trị:

-Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp nhân thức, liệu pháp gia đình.

-Hóa dược: Các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu.

[nguồn vientamlythuchanh]

Bài viết khác
Sơ lược trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ

Sơ lược trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ

Thực tế âm nhạc là một kích thích hấp dẫn đặc biệt với trẻ tự kỷ nên trẻ có thể tham gia rất tốt các hoạt..
Hiểu biết hiện nay về điều trị tự kỷ như thế nào?

Hiểu biết hiện nay về điều trị tự kỷ như thế nào?

Can thiệp đúng là một mô hình can thiệp lý tưởng trong đó có sự phối hợp của các nhà chuyên môn ở các lãnh vực..
Trầm cảm trẻ em

Trầm cảm trẻ em

Trong rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm ở trẻ em, các nhà bệnh học tâm thần thừa nhận rằng có một sự..
Bệnh Tay- Chân- Miệng

Bệnh Tay- Chân- Miệng

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều..
Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết

Số ca tử vong ở trẻ nhỏ tăng lên theo mỗi năm vì căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em đã và đang trở thành mối lo..
bài viết nổi bật
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1-3 tuổi Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1-3 tuổi
Trẻ từ 1 tới 3 tuổi phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, vì vậy bé cần...
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất...
Sơ lược trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ Sơ lược trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ
Thực tế âm nhạc là một kích thích hấp dẫn đặc biệt với trẻ tự kỷ nên trẻ...
Hiểu biết hiện nay về điều trị tự kỷ như thế nào? Hiểu biết hiện nay về điều trị tự kỷ như thế nào?
Can thiệp đúng là một mô hình can thiệp lý tưởng trong đó có sự phối hợp của...
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mùa Covid-19 Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mùa Covid-19
Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus Corona theo khuyến cáo của Bộ Y tế...
Trầm cảm trẻ em Trầm cảm trẻ em
Trong rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm ở trẻ em, các nhà bệnh học tâm...
Bệnh Tay- Chân- Miệng Bệnh Tay- Chân- Miệng
Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường...
Sốt xuất huyết Sốt xuất huyết
Số ca tử vong ở trẻ nhỏ tăng lên theo mỗi năm vì căn bệnh sốt xuất huyết ở...
Truyền thông giáo dục sức khỏe Truyền thông giáo dục sức khỏe
Mục thông tin về giáo dục sức khỏe cho bé và gia đình
Dinh dưỡng khoa học cho bé Dinh dưỡng khoa học cho bé
Thông tin cần biết về dinh dưỡng cho bé và gia đình
Kế hoạch phát triển hoàn hảo cho bé Kế hoạch phát triển hoàn hảo cho bé
Giúp bé phát triển toàn diện qua một kế hoạch khoa học
Hotline tư vấn miễn phí: 0933887113
Zalo